Sự phát triển thần kỳ của đất nước Nhật Bản
Nói về đất nước Nhật Bản, chúng ta sẽ phải ghi nhớ và học hỏi rất nhiều về con người ở đất nước này. Tinh thần cần cù chăm chỉ lao động, sự tuyệt đối tuân thủ kỷ luật của cá nhân theo phong cách Samurai, tinh thần trách nhiệm ý thức cộng đồng cao, và đặc biệt là tinh thần tiết kiệm khôn ngoan… giúp họ trở nên một đất nước đáng ngưỡng mộ như bây giờ.
Mười năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tự cung cấp đủ lương thực, thực phẩm. Tinh thần lao động của người nông dân Nhật Bản làm năng suất trong sản xuất nông nghiệp vượt xa so với trước chiến tranh. Ở khắp tất cả các vùng miền Nhật Bản, phong trào học tập kỹ thuật canh tác nghiên cứu về giống cây trồng, chăn nuôi nở rộ. Thanh niên nông thôn đi đầu trong việc tìm tòi sáng tạo các phương pháp sản xuất trồng trọt và chăn nuôi mới.
Ở Nhật Bản, ngay từ thời Edo, việc kinh doanh đúng đắn mang tính xã hội, việc kinh doanh vì đại nghĩa đóng góp cho con người và xã hội đã được tiến hành ngay cả trong giới thương nhân. Ngay cả thời kỳ Minh Trị, tinh thần đại nghĩa trong buôn bán làm ăn cũng được các nhà kinh doanh tiêu biểu cho Nhật Bản như Eichi Shibusawa, Ohara Magosaburo áp dụng trong thực tiễn.
Inamori Kazuo, người sáng lập Kyocera – tập đoàn chuyên sản xuất các linh kiện chính trong ngành điện tử – là một nhà kinh doanh được cả thế giới biết đến vì đã làm sống lại Hãng hàng không Nhật Bản (Japan Ailine) từng bị phá sản.
Inamori Kazuo – một trong những nhân vật thành công và quyền lực nhất ở Nhật
Không bao lâu sau ngày thành lập, công ty của ông đã đi vào hoạt động ổn định. Ông đã tuyển dụng thêm 9 nhân viên mới. Tuy nhiên, chưa đầy một năm, các nhân viên mới đã “nổi loạn” về vấn đề lương thấp. Vì công ty còn nhỏ nên 9 người này là những nhân viên quan trọng đối với công ty. Và cũng vì quy mô còn nhỏ nên công ty đã không thể đáp ứng đồng lương theo đúng yêu cầu của họ. Từ cuộc “nổi loạn” của các nhân viên trẻ này, ông đã “ngộ” ra rằng: Phải mang lại hạnh phúc cả về tinh thần lẫn vật chất cho toàn thể nhân viên và người đứng đầu công ty phải nỗ lực sao cho toàn thể cán bộ công nhân viên cùng có trách nhiệm tham gia điều hành kinh doanh công ty.
Điều quan trọng là công việc kinh doanh phải đúng đắn, mang tính xã hội, lao động vì con người, vì xã hội. Công việc kinh doanh dứt khoát không thể vì tư lợi. Với ý nghĩa đó, có thể nói rằng công việc kinh doanh là công việc vì đại nghĩa, là công việc phải đúng đắn mang tính xã hội, vì con người vì nhân loại. Lao động, làm việc trên tinh thân đại nghĩa vì con người vì xã hội chính là nguồn động lực để phát triển.
Người Nhật lặng thinh và bình tĩnh nhìn những cơn sóng hung dữ đang phá tan nhà cửa và xoay tròn xe cộ như những chiếc lá cây. Từng người Nhật úp chậu lên đầu, chạy ra khỏi những căn nhà sắp đổ sụp một cách trật tự, xếp hàng nhận lương thực và nước uống một cách trật tự, để rồi sau đó cần mẫn từng ngày tái thiết lại cuộc sống một cách rất kiên trì và trật tự.
Người dân trật tự xếp hàng chờ lên Shinkansen
Để có thể tồn tại, người dân đất nước Nhật Bản đã hình thành nên thói quen tuân theo các nguyên tắc quản lý rất nghiêm ngặt về điều kiện vệ sinh, môi trường trong mọi hoàn cảnh, lúc bình thường cũng như khi xảy ra thảm họa. Trên toàn nước Nhật, người ta có thể lấy nước uống ngay từ vòi công cộng mà vẫn bảo đảm an toàn vệ sinh và sức khỏe. Tuy nhiên, người Nhật không hề lãng phí mà còn đặc biệt tiết kiệm nước.
Chính vì thế trong một thời gian dài sau khi thảm họa kép xảy ra, người Nhật ở những khu vực bị tàn phá vẫn duy trì được nguồn nước sạch đủ để sinh hoạt và không để xảy ra các trường hợp dịch bệnh trong cộng đồng. Đây cũng là một cách sống có giá trị vì nó giúp bảo vệ và “tiết kiệm” nguồn sức khỏe của con người. Tiết kiệm về sức khỏe, tức không bị ốm đau cũng là tiết kiệm về tiền bạc và thời gian để có thể làm nhiều việc hữu ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.
Và một lần nữa, đất nước Nhật lại đứng lên vượt qua nghịch cảnh. Chính phủ và toàn thể người dân nước Nhật đã lại mang hết sức lực và trí tuệ cũng như tinh thần võ sĩ đạo truyền thống để tái xây dựng đất nước sau thảm họa mới này.
Sự tôn trọng khách hàng của nhân viên
Theo KINH TẾ NHẬT BẢN